Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 11 năm 2008

Giảng Sư: NS Liễu Pháp


Điều hợp thảo luận: ĐĐ Pháp Tân


Tri chúng: PT Lăng Già Nguyệt

Bài học: Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "VÔ NGÃ TƯỞNG".

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: TK Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Minh Chau, Mina215, Delta74, Sangkhaly,
Vo Thuong09, TN Nhu Nguyen, Tri Dat, Dieu Nghiem, Delta74, và các ops. http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com .

Người mở room: Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Thien Tam, Mi Yoen.

Người post bài cho Room: Thien Tam, Mina (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Anitya, Mina. (các Ops đk).

Trực room (op): Thien Tam, Lang Gia Nguyet (các Ops đk).

Thông báo (nếu có): TN Như Nguyện bận, xin nghỉ phép đến 03/12.
Bài Đọc ngày Chủ Nhật của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Chủ Nhật, ngày 30 tháng 11 năm 2008 Phật lịch 2552. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối giờ VN, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do NS Liễu Pháp thuyết giảng Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "VÔ NGÃ TƯỞNG", với sự điều hợp của ĐĐ Pháp Tân
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn

"VÔ NGÃ TƯỞNG"

334. S III 67
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22c.htm
Tương Ưng Bộ Kinh, Tập Ba, Thiên Uẩn,
Chương Tương ưng uẩn (c), Phẩm Tham luyến,
Câu VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (S.iii,66) 3-22
____________

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tân từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Chánh văn: (Như Quang sưu tầm).

Thế Tôn nói với các vị Tỷ kheo:

3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!".

4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!".

5) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!".

6) Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!".

7) Tưởng là vô ngã ...

8) Các hành là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!".

9) Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!".

10) Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!".

11) Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!".

12) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường ?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc ?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi" ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

13-15) -- Thọ ... Tưởng ... Các hành ...

16) Thức là thường hay vô thường ?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc ?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi" ?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

17) -- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

18) Phàm thọ gì ...

19) Phàm tưởng gì ...

20) Phàm các hành gì ...

21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

22) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
***********************
Bản phụ đính (Ban Tu Thư Diệu Pháp - Mina dịch theo bản tiếng Anh "Daily Readings from Buddha's Words of Wisdomby Ven. S. Dhammika).

Câu 334:

Thế Tôn nói với các vị tỷ kheo: Sắc là vô ngã, nếu sắc là ngã thì sắc không thể xảy ra bệnh hoạn, và một người có thể nói "Sắc của tôi sẽ thế này, hoặc sắc của tôi sẽ không như thế này" nhưng sắc là vô ngã nên sắc có thể đi đến bệnh hoạn và một người không thể nói rằng "Sắc của tôi sẽ thế này hoặc sắc của tôi sẽ không như thế này". Điều này cũng tương tự với Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Này các tỷ kheo, các Ông nghĩ thế nào ? Sắc là thường hay vô thường ? Thưa vô thường, bạch Thế Tôn. Cái gì vô thường là khổ hay lạc ? Thưa là khổ, bạch Thế Tôn. Có hợp lý chăng khi quán cái gì vô thường và khổ rằng "cái này của tôi, cái này là tôi, cái này là ngã của tôi" Thưa không hợp lý, bạch Thế Tôn. Điều này cũng tương tự với Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Do vậy, bất kỳ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức thuộc quá khứ, hiện tại hay vị lai, thô hay tế, nội hay ngoại, hạ hay thượng, xa hay gần, tất cả đều phải được thật quán với chánh trí tuệ như sau: "cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi" Khi một vị Thánh đệ tử nghe được điều này, hiểu rõ được điều này, vị ấy yểm ly đối với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức, do yểm ly, vị ấy ly tham, do ly tham vị ấy giải thoát. Khi giải thoát, vị ấy biết vị ấy đã được giải thoát. Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không trở lại trạng thái này nữa".


Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay: (... biên soạn)

...

Câu Kinh trong phần "Học và Ghi nhớ":


...



D. Đố vui (... biên soạn)

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe TT Tuệ Siêu thuyết giảng Câu Phật ngôn: "335. A I 86 - HAI HẠNG NGƯỜI KHÓ TÌM", chúng con kính thỉnh ĐĐ Pháp Tân giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 11 năm 2008

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tân


Điều hợp thảo luận: ĐĐ Tuệ Quyền


Tri chúng: PT Tuyết Hạnh / PT Mina

Bài học: Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "HAI CON ĐƯỜNG"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Minh Chau, Mina215, Delta74, Sangkhaly,
Vo Thuong09, TN Nhu Nguyen, Tri Dat, Dieu Nghiem, Delta74, và các ops. http://www.phapluan.net & http://bandieuhanh.blogspot.com .

Người mở room: Nguon Duc Hanh, Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Nguon Duc Hanh, Mina, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Mina. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): TN Như Nguyện bận, xin nghỉ phép đến 03/12.
Bài Đọc ngày Thứ Bảy của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2008 Phật lịch 2552. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối giờ VN, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "HAI CON ĐƯỜNG", với sự điều hợp của ĐĐ Tuệ Quyền
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn

"HAI CON ĐƯỜNG"

333. S III 106
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22e.htm
Tương Ưng Bộ Kinh, Tập Ba, Chương Tương ưng uẩn (e),
Phẩm Trưởng Lão, Câu II. Tissa (Tạp 10, Đại 2,71a) (S.iii,106)
____________

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Chánh văn: (Như Quang sưu tầm).

Tôn giả Tissa, cháu trai Thế Tôn, nói với một số đông Tỷ-kheo:

-- Này chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt (nặng nề và bại hoại). Ta không thấy rõ các phương hướng. Ta không phân biệt được các pháp. Thụy miên, hôn trầm xâm chiếm tâm ta và tồn tại. Ta sống Phạm hạnh không còn thoải mái, và ta nghi ngờ đối với các pháp.

Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn về điều ấy. Thế Tôn cho mời Tôn giả Tissa đến và hỏi:

-- Có thật chăng, Ông đã nói như sau cho một số đông Tỷ-kheo: "Này chư Hiền, thân ta như bị say vì vị ngọt ... và ta nghi ngờ đối với các pháp" ?

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Nghe như vậy Thế Tôn đặt cho tôn giả Tissa những câu hỏi để giúp tôn giả Tissa hiểu rằng tất cả sự hình thành các pháp hữu vi là vô thường, tất cả sự hình thành các pháp hữu vi là khổ và tất cả các pháp đều vô ngã.

Rồi Thế Tôn đưa ra ví dụ về hai người, một không giỏi về đường sá, một giỏi về đường sá. Người không giỏi về đường sá hỏi người giỏi về đường sá về con đường. Người ấy trả lời: "Hãy đi, này Bạn, đây là con đường. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy một thời gian, Bạn sẽ thấy con đường ấy chia làm hai. Ở đây, hãy bỏ con đường phía trái, và lấy con đường phía mặt. Rồi đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khu rừng rậm. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một đầm nước lớn. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một vực nước sâu. Hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian. Sau khi đi theo con đường ấy trong một thời gian, Bạn sẽ thấy một khoảnh đất bằng khả ái!".

-- Đây là ví dụ của Ta dùng, này Tissa, để nêu rõ ý nghĩa. Và ý nghĩa như sau:

-- Người không giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho kẻ phàm phu. Người giỏi về đường sá, này Tissa, là ví cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

-- Con đường chia làm hai, này Tissa, là ví cho trạng thái nghi hoặc. Con đường tay trái, này Tissa, là ví cho con đường tà đạo tám ngành, tức là tà tri kiến... tà định. Con đường tay mặt, này Tissa, là ví cho con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến ... chánh định.

-- Khu rừng rậm, này Tissa, là ví cho vô minh. Các đầm nước thấp, này Tissa, là ví cho các dục. Vực nước sâu, này Tissa, là ví cho phẫn nộ, ưu não. Khoảnh đất bằng phẳng khả ái, này Tissa, là ví cho Niết-bàn.

-- Hãy hoan hỷ, này Tissa! Hãy hoan hỷ, này Tissa! Ta giáo giới (cho Ông), Ta giúp đỡ (cho Ông), Ta giảng dạy (cho Ông).
***********************
Bản phụ đính (Ban Tu Thư Diệu Pháp - Mina dịch theo bản tiếng Anh "Daily Readings from Buddha's Words of Wisdomby Ven. S. Dhammika).

Câu 333:

Tôn giả Tissa, cháu trai của Thế Tôn, nói với số đông tỷ kheo: Này chư hiền, thân ta như bị say, mọi vật trở nên mờ ảo trong mắt ta, và Pháp cũng không còn sáng tỏ đối với ta. Thuỵ miên, hôn trầm xâm chiếm tâm trí ta, ta không còn thích thú với đời sống phạm hạnh, ta nghi ngờ đối với giáo pháp.

Sau đó các tỷ kheo đến bạch với Thế Tôn về những điều tôn giả Tissa đã nói, Thế Tôn nói với một tỷ kheo: Này tỷ kheo, hãy nhân danh ta, đến nói với Tissa hãy đến đây thưa chuyện với Ta, và vị tỷ kheo đến nói với tôn giả Tissa, khi tôn giả Tissa đến, Thế Tôn hỏi tôn giả Tissa: có thật chăng? Ông đã nói với số đông tỷ kheo rằng thân ta như bị say, mọi vật trở nên mờ ảo trong mắt ta, và Pháp cũng không còn sáng tỏ đối với ta. Thuỵ miên, hôn trầm xâm chiếm tâm trí ta, ta không còn thích thú với đời sống phạm hạnh, ta nghi ngờ đối với giáo pháp ?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Về điều này, Ông nghĩ gì, Tissa ? Khi sắc thân chứa đầy sự uế trược, tham muốn ái dục thì nó có ở trong tình trạng thay đổi biến hoại chăng ? nó sẽ đem đến sự lo lắng, buồn rầu, đau khổ, tuyệt vọng khởi sanh chăng ?.

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Và điều này không giống với Thọ, Tưởng, Hành, Thức chăng ?,

- Thưa không giống, bạch Thế Tôn.

- Trả lời hay lắm, này Tissa, bây giờ Ông nghĩ sao ? Khi sắc thân không chứa đầy sự uế trược, tham muốn ái dục thì nó có ở trong tình trạng thay đổi biến hoại chăng? nó sẽ đem đến sự lo lắng, buồn rầu, đau khổ, tuyệt vọng khởi sanh chăng ?

Thưa không, bạch Thế Tôn.

Và điều này giống với Thọ, Tưởng, Hành, Thức chăng ?, Thưa giống như thế, bạch Thế Tôn.

Trả lời hay lắm, này Tissa, bây giờ Ông nghĩ thế nào, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là thường hay vô thường ?

- Thưa vô thường, bạch Thế Tôn.

Hiểu rõ điều này, các bậc thánh đệ tử yểm ly đối với ngũ uẩn, do yểm ly, vị ấy ly tham, do ly tham, vị ấy giải thoát, vị ấy biết rõ "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Ví như có hai người, một người giỏi về đường sá, người kia không giỏi về đường sá. Người không giỏi về đường sá hỏi người giỏi về đường sá con đường để đi. Người ấy trả lời "Này bạn, đây là con đường, hãy đi theo con đường ấy trong một thời gian, và bạn sẽ nhìn thấy ngã rẽ trên đường, hãy đi theo con đường phía bên tay phải, tiếp tục đi một lúc sau, bạn sẽ nhìn thấy một khu rừng rậm, hãy tiếp tục đi thêm một thời gian, bạn sẽ nhìn thấy một đầm lầy lớn, hãy tiếp tục thêm một lúc nữa, bạn sẽ nhìn thấy một vực thẳm, hãy tiếp tục đi thêm một thời gian nữa, bạn sẽ nhìn thấy một bãi đất bằng xinh đẹp. Này Tissa, ta dùng ví dụ này để nêu rõ ý nghĩa và đây là ý nghĩa của nó: 1. người không giỏi về đường sá ví cho kẻ phàm phu, 2. người giỏi về đường sá ví cho Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác. 3. con đường chia hai ngã rẽ ví cho trạng thái nghi hoặc, 4. con đường bên tay trái ví cho Bát tà đạo, con đường bên tay phải ví cho Bát chánh đạo. 5. khu rừng rậm ví cho sự vô minh, 6. đầm lầy ví cho các dục, 7. vực thẳm ví cho sự phẫn nộ, ưu não, 8. bãi đất bằng xinh đẹp ví cho Niết bàn. Hoan hỷ thay Tissa, Ta sẽ chỉ bảo cho Ông, giúp đỡ cho Ông, hướng dẫn và giảng dạy cho Ông.


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tân từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay: (... biên soạn)

...

Câu Kinh trong phần "Học và Ghi nhớ":


...



D. Đố vui (... biên soạn)

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe NS Liễu Pháp thuyết giảng Câu Phật ngôn: "334. S III 67 - VÔ NGÃ TƯỞNG", chúng con kính thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 2141 (Dương Tiêu dịch)

Phật Giáo Phải Tiến Hóa

Để Xã Hội Châu Á Được Cân Bằng.

IANS, November 21, 2008.

Tin từ Tân Đề Li, Ấn Độ:

Phật Giáo sẽ phải đẩy mạnh triển khai nghi thức nghi lễ để xã hội Châu Á trở nên cân bằng hơn, đặc biệt là Ấn Độ, nơi trộn lẫn nhiều tôn giáo được dân chúng tôn sùng, vốn được biểu hiện qua hình thức cầu nguyện nghi lễ; theo lời học giả Phật Học Lokesh Chandra.

“Phật Giáo là một giáo lý tụ điểm cao thâm và không có sự ràng buộc xã hội tôn giáo nhất định nào. Phần lớn hình thức nghi lễ chỉ diễn ra ở các thiền viện, chùa chiền bởi vì các tu sĩ Phật giáo sống hòa nhập trong cộng đồng xã hội. Tại Ấn Độ, đặc biệt là Ấn Giáo, hình thức nghi lễ sẽ đem lại sự cân bằng giữa tôn giáo và xã hội”, Đây là câu trả lời của Chandra với phóng viên báo chí IANS về vấn đề tại sao Phật giáo vốn xuất phát từ Ấn Độ lại trở thành tôn giáo nhỏ trên đất nước này.

Cũng theo lời học giả Chandra thì nền tôn giáo phổ thông chính thống tại Ấn Độ chia ra 3 bộ phận chính – hình thức nghi lễ, kiến thức hiểu biết tôn giáo, và tu sĩ giữ vai trò trọng yếu trong các buổi nghi lễ nghi thức.

Tu sĩ Ấn giáo là một người đàn ông lập gia đình, vợ tu sĩ Ấn giáo giữ trọng trách to lớn trong các cuộc lễ nghi, nhưng các tu sĩ Phật giáo thì tuyệt đối không được lập gia đình.

Học giả Phật giáo lão thành 81 tuổi, Lokesh Chandra, người đoạt giải thưởng Dayawati Modi về văn hóa nghệ thuật và giáo dục năm nay, cùng với lãnh tụ tâm linh Tây Tạng: Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Theo Chandra thì Phật giáo không bao giờ tồn tại trong xã hội Ấn Độ được nếu tôn giáo này không tự tạo ra các hình thức nghi lễ thích hợp trong xã hội, sau khi các thiền viện Phật Giáo bị tàn phá bởi Hồi Giáo, không có gì còn lại cho các nhà sư Ấn Độ để họ có thể truyền bá cho dân chúng. Đền thờ bị bỏ hoang, tượng Phật cùng các kinh điển được bảo quản hàng thế kỷ bị tiêu diệt. Phật Pháp ngày nay tại Ấn Độ không còn sách vở lưu truyền, không còn nghi lễ nghi thức để tồn tại và phát triển.

Phần lớn tu sĩ Phật giáo đã định cư ở các nước khác, và dĩ nhiên lòng tin phải trở thành phương tiện duy nhất của các nghi lễ nghi thức thiền viện chùa chiền thực hiện trong khuôn viên nhà chùa, theo lời giảng dạy của Chandra.

Để chứng minh và hậu thuẩn cho ý kiến của mình, Chandra đưa ra những ví dụ thực tế hàng ngày: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu 1 đôi nam nữ Phật tử thuần thành muổn tổ chức đám cưới ? Ở Chùa chiền, Thiền viện hay ở nhà ? Chùa chiền, Thiền viện không hề có một nghi lễ đám cưới chính thức cho các Phật tử tại gia, và điều này dễ dàng đánh mất lòng tin của họ”.

Phật Pháp là một tôn giáo tập trung để giải tỏa, giải thích những vấn đề xung quanh loài người, hoàn toàn ngược lại với các tôn giáo khác chuyên tập trung chung quanh các vấn đề của vị khai sinh ra tôn giáo đó.

Phật Pháp luôn luôn mở rộng cho mọi người, không bắt buộc ai và không từ bỏ ai, Phật tử tự nguyện tự do thi hành, san sẻ giáo Pháp trong xã hội không vướng mắc vào hình thức câu nệ và nghi lễ, cũng như luật lệ, mà không bị ràng buộc bởi các tu sĩ hoặc hệ thống tôn giáo chặt chẽ nào. Điều này đôi khi đã tạo ra nhiều khe hở giữa sự cân bằng giáo pháp và xã hội cho cộng đồng Phật giáo hiện nay, đặc biệt là tại Ấn Độ.

Trích dẫn từ một đoạn kinh, Chandra nói rằng: "Trước khi Đức Phật nhập diệt, vị đại đệ tử Ananda đã hỏi rằng sau khi Ngài mất ai sẽ là người dẫn dắt Phật tử, Đức Phật đã trả lời: “Hãy nương tựa vào giáo Pháp”.

Học giả Chandra hiện nay đang nghiên cứu tiến trình phát triển Phật Giáo vào thế kỷ thứ 15 dưới thời nhà Minh Trung Quốc, ngoài ra ông ta đã có hơn 360 công trình nghiên cứu, dịch thuật, sách vở, trong đó bao gồm bộ Tự Điển cổ xưa “Tây Tạng – Sanskrit” , Tập sách 20 cuốn “Hình tượng Phật Giáo tại Tây Tạng”, và tập sách “Ứng Dụng Cho Lịch Sử Văn Học Tây Tạng”.

-------------------------------------------------------------------

No. 2142 (Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: Triển lãm tượng Phật hiếm quý

trở về sau 1400 năm

November 28, 2008

New Delhi -- Một tượng Phật hiếm quý và vô giá được đưa đến Nhật hồi năm 552 sau Tây lịch trong triều đại hoàng đế Kinmei khi Phật giáo được giới thiệu và Nhật Bản, hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Delhi.

Nhà bảo trợ VikasMandal, lãnh đạo, Japan Desk, Fox Mandal Little, nói với tờ Hindustan Times rằng "Thực hiện cuộc triển lãm này coi như là tượng trưng cho sự trở về của pho tượng Phật A Di Đà, về nơi chốn đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Giáo hồi 2,500 năm trước.

Giám đốc công trình Triển Lãm của Viện Bảo Tàng, ông RRS Chauhan nói cuộc triển lãm cũng là đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 của chương trình giao lưu văn hóa giữa Ấn Độ và Nhật Bản.

Ông nói "Pho tượng gốc chưa bao giờ được tìm thấy ở Ấn Độ và đó vẫn còn là một bí mật nếu đây là pho tượng gốc hoặc là một bản sao".

Chùa Zenkoji tại thị trấn Nagano, Nhật Bản, nơi tôn trí pho tượng đã thu hút nhiều khách hành hương từ Nhật bản cũng như từ khắp nơi trên trế giới.

"Chùa Zenko được nhìn nhận là cửa ngõ đi vào thiên đàng và người ta cũng tin tưởng có sự tái sanh", ông Chauhan nói thêm.

Jawaharlal Nehru đã trao tặng cho chùa hai con bạch ngưu như là biểu tượng của tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Nhật Bản, trong thời gian ông cựu thủ tướng viếng thăm Nhật Bản hồi năm 1957. Hai bạch ngưu đã được giữ tại chùa Zenkoji.

Cuộc triển lãm độc nhất cũng trưng bày hơn 160 vật phẩm khác, kể cả một số cổ ngoạn thuộc về Tướng quân Toku Gawa, người bảo hộ cho ngôi chùa và trở thành vị sứ quân quyền lực nhất tại Nhật Bản.

Theo tự điển Wikipedia, pho tượng Phật chính của ngôi chùa Zenkoji - Phổ Quang Tự là một pho tượng bí mật, không được trưng bày trước công chúng. Pho tượng này được đồn đãi rằng là pho tượng Phật được mang vào Nhật Bản lần đầu tiên. Các điều răn của ngôi chùa đòi hỏi sự tuyệt đối bí mật của pho tượng, cấm chỉ không để cho bất cứ ai trông thấy, kể cả vị sư trưởng của ngôi chùa. Tuy nhiên, một bản sao khác của pho tượng đã được tác tạo để có thể trưng bày trước công chúng mỗi 6 hoặc 7 năm một lần, trong một lễ hội gọi là Gokaichō. Sự kiện này thu hút nhiều tín chúng và du khách. Pho tượng được trưng bày trước công chúng lần cuối hồi năm 2003, lần trưng bày tới sẽ thực hiện vào năm 2009.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 11 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Điều hợp thảo luận: TT Tuệ Quyền

Tri chúng: PT Bích Thu / TN Như Nguyện

Bài học: Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "THỰC HÀNH CÁC PHÁP MÔN XỨNG ĐÁNG BẬC SA MÔN"

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen, VoBatPhi, Mina, Sangkhaly, Delta74 và quý Ops (tin tức),
http://www.phapluan.net &
http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room, mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu, Mina.

Người hoán chuyển bài, làm banner: Tuyet Hanh.

Người cho dấu điểm chính, thảo luận, câu đố: Tuyet Hanh.

Người post bài, clean Room: Mina / Tuyet Hanh.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): TN Như Nguyện bận, xin nghỉ phép đến 03/12.
Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 28 tháng 11 năm 2008 Phật lịch 2552. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối giờ VN, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Pháp Tín thuyết giảng Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "THỰC HÀNH CÁC PHÁP MÔN XỨNG ĐÁNG BẬC SA MÔN", với sự điều hợp của ĐĐ Tuệ Quyền
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn

"THỰC HÀNH CÁC PHÁP MÔN

XỨNG ĐÁNG BẬC SA MÔN"


332. MI 283
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-trungbo/trung40.htm
Trung Bộ Kinh 40, Tiểu Kinh Xóm ngựa, đoạn Thế Tôn giảng
về thực hành các pháp môn xứng đáng bậc sa môn
____________

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Chánh văn: (Như Quang sưu tầm).

Đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân hận và lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ được đoạn diệt, có tâm hiềm hận và lòng hiềm hận được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố được đoạn diệt, có tâm xan lẩn và lòng xan lẩn được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được đoạn diệt ... Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì có thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.

Vị ấy thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp và vị ấy thấy tự ngã được giải thoát. Do thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp ấy, do thấy tự ngã được giải thoát nên hân hoan sanh; do tâm hân hoan nên hỷ sanh; do hỷ nên thân được khinh an; do thân khinh an nên lạc thọ sanh; do lạc thọ nên tâm được định tĩnh.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ (tâm câu hữu với bi, tâm câu hữu với hỷ, tâm câu hữu với xả), quảng đại vô biên, không hận không sân.
***********************
Bản phụ đính (Ban Tu Thư Diệu Pháp - Như Hạnh dịch theo bản tiếng Anh "Daily Readings from Buddha's Words of Wisdomby Ven. S. Dhammika).

Câu 332:

Người nào có tâm tham dục và bây giờ tâm tham được đoạn trừ, người nào có tâm sân hận và bây giờ tâm sân được đoạn trừ, người nào có tâm hiềm hận và bây giờ tâm hiềm hận được đoạn trừ, người nào có tâm giả dối và bây giờ giả dối được đoạn trừ, người nào có tâm thù hằn và bây giờ không thù hằn, người nào có tâm ganh tỵ và bây giờ không ganh tỵ, người nào có tâm hạ liệt và bây giờ không còn hạ liệt người nào có tâm man trá và bây giờ không man trá, người nào xảo quyệt và bây giờ xảo quyệt được đoạn trừ, người nào có tâm ái dục và bây giờ ái dục được đoạn trừ, người nào tà kiến và bây giờ không tà kiến v.v...

Vì thế, Ta nói, ai thực hành Pháp xứng đáng của Sa môn, người ấy đang đoạn trừ mọi cấu uế, tỳ vết và lỗi lầm của Sa môn, đoạn trừ hết những điều dẫn đến đọa xứ, tái sinh vào khổ cảnh. Người ấy thấy tự ngã được thanh tịnh, bất thiện pháp được đoạn trừ.

Rồi hân hoan phát sanh, do hân hoan sanh, hỷ sanh, vì hỷ sanh nên thân an tịnh, với thân an tịnh người ấy phát sanh lạc thọ, và tâm được định tĩnh.

Người ấy an trú tâm với tràn đầy từ, bi, hỷ và xả, tràn ngập bốn phương đông, tây, nam, bắc của khắp thế gian. Tràn ngập cả thế giới -- hướng trên, hướng dưới, bề ngang, mọi nơi -- với tâm tràn đầy từ, bi, hỷ và xả, biến mãn, vô biên, không sân hận hay ác tâm.


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Tín từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay: (... biên soạn)

...

Câu Kinh trong phần "Học và Ghi nhớ":


...



D. Đố vui (... biên soạn)

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ ... thuyết giảng Câu Phật ngôn: "333. S III 106 - HAI CON ĐƯỜNG", chúng con kính thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.

No. 2139 (Hạt Cát dịch)

Miến Điện: Trời hỡi! Bản án 68 năm tù cho

một nhà sư tranh đấu vì hạnh phúc chúng sinh.

by Than Htike Oo, Mizzima news, November 21, 2008

Yangon, Myanmar -- Sự trả thù của nhà cầm quyền quân phiệt Miến Điện đối với một nhà sư trong cương vị lãnh đạo các cuộc biểu tình chống chính phủ hồi năm ngoái đã cộng thêm 56 năm tù giam, đưa đến bản án tổng cộng 68 năm cho nhà sư Gambira, trong một Phiên tòa Đặc Biệt thiết lập tại nhà giam Insein hôm thứ Sáu 21 tháng 11, 2008.

Một người thân cận với gia đình nhà sư, nói sư bị kết án với 9 tội trạng bởi tòa Kamayut và 4 tội trạng khác bởi tòa Ahlone.Trước đó, trong phiên tòa Kemmendine cũng được thiết lập trong trại giam Insein hôm 19 tháng 11 đã kết án 12 năm rưỡi tù giam trên 3 tội trạng.

Sư Gambira, 29 tuổi khi lãnh đạo chư tăng dẫn đầu các cuộc biểu tình, được biết đến với danh xưng "cuộc cách mạng y vàng" hồi tháng 09 năm 2007, trong lúc đang theo đuổi ngành nghiên cứu Phật Học. Vì nhu cầu của cuộc đấu tranh Sư trở thành người lãnh đạo của tổ chức "Liên Minh Tu Sĩ Toàn Miến Điện" để hướng dẫn cho phong trào. Sau khi cuộc cách mạng y vàng chấm dứt bởi những đợt tàn áp đẫm máu của nhà cầm quyền, Sư Gambira đã đi lánh mặt một thời gian nhưng rồi sau đó cũng đã bị bắt ngày 04 tháng 11, 2007.

Tương tự với sư Gambira, Sư Kaylartha cũng trong hàng ngũ lãnh đạo, đã bị kêu án 35 năm tù trước đó, ngày hôm nay cũng đã bị kết thêm 4 năm nữa thành 39 năm.

Những cuộc biểu tình do chư tăng dẫn đầu đã lan tràn như lửa cháy trên toàn đất nước Miến Điện sau khi các lực lượng an ninh địa phương đã cột các tu sĩ vào những cây cột đèn và hành hung họ ngoài công chúng khi họ thực hiện những cuộc biểu tình ở Pakokku ngày 05 tháng 09, 2007 để phản đối giá cả nhiên liệu và nhu yếu phẩm tăng vọt.

Tổ chức Liên Minh Dân Chủ Quốc Gia hôm 20 tháng 11 đã công bố một thông tư thúc đẩy nhà cầm quyền nên duyệt xét lại chính sách hình phạt lao tù khắc nghiệt áp dụng trên các nhà hoạt động xã hội và các nhà đối lập chính trị trong thời gian gần đây cho phù hợp với pháp luật hiện hành, với các quy tắc và bằng pháp luật.

-------------------------------------------------------------------

No. 2140 (Dương Tiêu dịch)

Hoa Hậu Tây Tạng, Một Nghịch Cảnh

Chứa Đựng Nhiều Bi Thảm Và Mâu Thuẩn!

By Emily Wax

Washington Post Foreign Service


Wesnesday, November 26, 2008; Page A06

Tin Từ Dharmsala, Ấn Độ:

Đối với tín đồ Phật Giáo, Chân lý thứ nhất của tứ diệu đế là con người ai sinh ra cũng đau khổ - và điều đó đang thực nghiệm và ứng dụng vào đời sống của các hoa hậu.

Cuộc thi Hoa hậu Tây Tạng vốn dĩ luôn luôn coi như một cách trưng bày những tính cách đẹp đẽ của phái nữ, đã và đang đối diện với nhiều kịch cỡm và mâu thuẩn.

Tuy rằng Cuộc thi được tổ chức trong một vùng nhỏ đầy sương mù Hy Mã Lạp Sơn thuộc Ấn Độ -- Nơi cư ngụ cửa Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong – Trung Cộng và các bậc trưởng lão Tây Tạng đã làm áp lực để các cô gái Tây Tạng từ bỏ việc tham dự cuộc thi.

Có lẽ một trong những điều mà các sự cạnh

tranh chính trị có cùng chung quan điễm là:” Áp lực nặng nề sẽ đổ trên vai những cô gái Tây Tạng đội vương miện,” theo lời nhận xét của một phóng viên đài truyền hình Tây Tạng.

Chẳng ngạc nhiên gì khi năm nay chỉ có 2 thí sinh tham dự cuộc thi Hoa Hậu Tây Tạng. vốn được tổ chức lần này là lần thứ 7.

Hoa Hậu Tây Tạng năm nay là cô Sonam Choedon, chỉ mới bước vào tuổi 18 với một bộ tóc dài óng ả mượt mà dài đến eo và đôi má đỏ ửng hồng.

Ơ tuổi 16, Miss Tây Tạng năm nay đã vươt biên từ Tây Tạng để đến định cư tại vùng đất tự do Dharmsala, trụ sở của chính phủ lưu vong Tây Tạng.

Theo lời cô Choedon thì người dân Tây Tạng không tìm thấy an lạc hạnh phúc ngay tại đất nước họ nhưng nếu trở thành Hoa Hậu Tây Tạng thì đó sẽ là một nền tảng sức bật để tiếng nói của cô được vang vọng và nhiều người quan tâm hơn về tình hình mất nhân quyền tự do dân chủ tại Tây Tạng.

Và điều này đã làm điên đầu Trung Cộng, vốn dĩ đã sát nhập Tây Tạng thành một quận gần 60 năm nay. Giữa sự mâu thuẩn đối đầu giữa 1 nước rộng lớn dân số lớn nhất thế giới và một nước nhỏ bé Phật Giáo đang tìm đường dành lại lại độc lập tự do, cuộc thi Hoa Hậu Tây Tạng là biểu hiện hình tượng của sự chống đối nhà cầm quyền Bắc Kinh đang chà đạp lãnh thổ Tây Tạng.

Trung Công đã thành công trong chiến dịch vận động quốc tế ngăn cấm bất kỳ một hoa hậu Tây Tạng nào tham dự các cuộc thi tầm cỡ quốc tế, nếu cô nào dám từ chối đeo băng vải :” Hoa Hậu Trung Hoa – Tây Tạng.”

Các thí sinh tham dự mặc bộ đồ truyền thống Tây Tạng. Cuộc thi sẽ bao gồm việc tranh tài về Yoga và trả lời những câu hỏi về giáo pháp Đức Phật và lịch sử Tây Tạng. Tuy nhiên có lẽ phần khó khăn nhất là cuộc thi áo tắm, choàng theo một aó mỏng để chống lạnh.

Theo Hoa Hậu Choedon người đã đoạt vương miện từ 1 thí sinh duy nhất tháng rồi, thì trời rất lạnh tại Dharmsala vào cuối năm.

Các trưởng lão Tây Tạng đã kêu gọi chính phủ lưu vong Tây Tạng ngăn cấm cuộc thi vì họ nghĩ rằng cuộc thi không phù hợp với truyền thống đạo đức và giáo pháp của Phật Giáo, vốn dĩ chỉ chú trọng vào vẻ đẹp bên trong hơn là vẻ đẹp bên ngoài.

Ngoài ra đối với các người lớn tuổi Tây Tạng, cuộc thi hoa hậu còn thể hiện sự xuống dốc của nền văn hoá Tây Tạng. Hơn 130,000 người dân Tây Tạng lưu vong đang cố gắng giữ vững truyền thống văn hoá cổ xưa tại Dharmsala, khi mà những túi sách nhãn hiệu từ Do thái và Hoa Kỳ chứa đầy những bình nước chứa đầy café mocha, café latte, được đeo trên vai của các nhà sư Tây Tạng. Nhiều tiệm café Internet tại đây còn bao gồm những dịch vụ xoa bóp đầu trong khi khách hàng đọc tin tức trên mạng.

Tuy nhiên giới trẻ Tây Tạng tỏ ra rất ủng hộ cuộc thi Hoa Hậu Tây Tạng và cho rằng đây là dấu hiệu của thế hệ trẻ -- được lớn lên lưu vong và mang sắc thái mới riêng biệt.

Theo cựu Hoa Hậu Tây Tạng năm 2003, cô Tsering Kyi, năm nay 25 tuổi, bình luận viên báo chí, thì tuổi trẻ Tây Tạng ảnh hưởng nhiều cuộc sống Âu Mỹ, cho nên họ không ngần ngại trộn lẫn nền văn hoá mới với nền văn hoá truyền thừa cổ xưa Tây Tạng, ngoài ra Hoa Hậu Tây Tạng còn là một dụng cụ quan trọng để cất cao tiếng nói trong tiến trình giành độc lập cho Tây Tạng trên con đường đấu tranh bất bạo động.

Cô Kyi hiện nay đang viết nhiều bài tiểu luận và tài liệu về tình hình Tây Tạng cho giới trẻ tại Dharmasala.

Năm 2003 có 13 thí sinh đã bỏ cuộc, năm 2005 có 7 thí sinh bỏ cuộc trước sức ép của cộng đồng lão niên Tây Tạng lưu vong.

Nhưng vào năm 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm dịu lại sự bất bình của cộng đồng lão niên với tính cách pha trò hí hỏm của ngài: “ nếu đã có Miss Tây Tạng thì tại sao lại không có thể có Mister Tây Tạng, anh ta có thể đẹp trai, lúc đó có lẽ sẽ công bằng hơn.”

Nhiều thí sinh đã không tham dự cuộc thi hoa hậu năm nay bởi vì họ lo lắng việc này sẽ chống lại với số phận 5.5 triệu người dân đau khổ hiện sống tại Tây Tạng đang bị sự kèm kẹp áp bức của quân đôi Trung Cộng.

Lobsang Wangyal, Giám đốc và Sáng Lập Viên cuộc thi hoa hậu Tây Tạng thì còn gì hay hơn nếu người dân Tây Tạng được trông thấy một Hoa Hậu Tây Tạng không phụ thuộc vào Băc Kinh sánh vai với Hoa Hậu Trung Hoa trên sân khấu, điều này sẽ tăng trưởng lòng tin của phụ nữ Tây Tạng và giới thiệu văn hoá và xã hội Tây tạng đối với thế giới bên ngoài.

Hoa Hậu Tây Tạng năm nay, cô Sonam Choedon thì như Đức Đạt Lai Lạt Ma từng phát biểu:” dù thế nào đi nữa, dân tộc Tây Tạng không bao giờ đầu hàng”, và cô luôn luôn hy vọng một ngày không xa giấc mơ được trở về tham dự cuộc thi hoa hậu Tây Tạng ngay chính trên mãnh đất quê hương đau khổ của cô
.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008


Nhật Hành

Ngày: 27 tháng 11 năm 2008

Giảng Sư: ĐĐ Tuệ Quyền


Điều hợp thảo luận: ĐĐ ...


Tri chúng: PT Mina / PT Nguồn Đức Hạnh

Bài học: Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "ĐỜN TỲ BÀ".

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Mina, Vo Bat Phi, Delta74, Tuyet Hanh, TN Nhu Nguyen,
Vo Thuong09, Sangkhaly, và các Ops http://www.phapluan.net & http://www.bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Nguon Duc Hanh, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Nguon Duc Hanh, Tuyet Hanh. (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Tuyet Hanh. (đk).

Người cho dấu điểm chính, thảo luận, câu đố: Tuyet Hanh.

Người post bài cho Room: Nguon Duc Hanh, Nhu Hanh. (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Tuyet Hanh, Nguon Duc Hanh. (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): TN Như Nguyện bận, xin nghỉ phép đến 03/12.
Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 27 tháng 11 năm 2008 Phật lịch 2552. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 8:00 đến 10:30 tối giờ VN, giờ Houston 7:00 đến 9:30 sáng, giờ NY 8:00 đến 10:30 sáng, giờ Cali 5:00 đến 7:30 sáng, giờ Paris 2:00 đến 4:30 chiều, Sydney 11:30 tối đến 2:00 sáng.

Kính thưa quý vị bài học hôm nay sẽ do ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn: "ĐỜN TỲ BÀ", với sự điều hợp của ĐĐ ...
. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:
Mỗi Ngày Một Câu Phật Ngôn

"ĐỜN TỲ BÀ"

331. S IV197
http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35g.htm
Tương Ưng Bộ Kinh, Tập Bốn, Thiên Sáu xứ (g),
Phẩm Rắn độc, Câu 205. IX. Đờn Tỳ Bà (S.iv,195)
____________

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ ... từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhāya.

Phần II:



A. Chánh văn: (Như Quang sưu tầm).

6) Ví như, này các Tỷ-kheo, một vị vua hay đại thần của vua từ trước chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà, nay được nghe tiếng đàn tỳ bà, vị ấy nói: "Này Bạn, tiếng ấy là tiếng gì, khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy ?" Họ nói với vị ấy: "Thưa Tôn giả, đây là đàn tỳ bà, với tiếng khả ái như vậy, mê ly như vậy, khả lạc như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy". Vị ấy nói như sau: "Hãy đi và đem đàn tỳ bà ấy về cho ta". Họ đem đàn tỳ bà về cho vị ấy, và nói như sau: "Thưa Tôn giả, đàn tỳ bà này với tiếng khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy". Vị ấy bèn nói: "Thôi vừa rồi đối với ta về đàn tỳ bà này. Hãy đem tiếng lại cho ta". Họ thưa với vị ấy: "Thưa Tôn giả, cái này được gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ nhiều thành phần này nên đàn phát âm. Như duyên cái bầu, duyên cái da, duyên cái cán, duyên cái đầu, duyên cái dây, duyên cái cung, duyên nỗ lực thích nghi của người. Như vậy, thưa Tôn giả, cái này gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ gồm nhiều thành phần này nên đàn phát âm". Rồi vua ấy đập đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh; sau khi đập bể đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh, vị ấy chẻ thành từng miếng nhỏ; sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, vị ấy lấy lửa đốt; sau khi lấy lửa đốt, vị ấy vun lại thành đống tro; sau khi vun lại thành đống tro, vị ấy đem quạt đống tro lớn ấy trước làn gió mạnh, hay để chúng trôi theo dòng nước sông chảy mạnh. Rồi vị ấy nói: "Thật là hạ liệt, cái gọi đàn tỳ bà này, dầu cho tỳ bà là cái gì. Ở đây, đại chúng thường phóng dật, bị hướng dẫn sai lạc".

7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát sắc cho đến sở thú của sắc, quán sát thọ... quán sát tưởng ... quán sát các hành ... quán sát thức cho đến sở thú của thức. Trong tất cả quán sát này, không có cái gì là "Tôi", là "Của tôi", là "Tôi là" cả.
***********************
Bản phụ đính (Ban Tu Thư Diệu Pháp - Mina dịch theo bản tiếng Anh "Daily Readings from Buddha's Words of Wisdomby Ven. S. Dhammika).

Câu 331:

Ví như một vị vua hay một vị quan cận thần chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà. Rồi một ngày nọ, vị ấy được nghe tiếng đàn tỳ bà và hỏi "này khanh, hãy nói cho ta biết âm thanh ấy là tiếng gì sao lại quá khả ái, khả lạc, mê ly, say đắm làm cho mê mẫn như có quyền năng trói buộc vậy. Họ trả lời vị ấy "thưa ngài, đó là tiếng đàn tỳ bà", vị ấy ra lệnh "hãy mang cây đàn tỳ bà đến cho ta, và họ mang cây đàn tỳ bà đến cho vị ấy, nhưng vị ấy nói "chưa đủ, mang cả tiếng đàn tỳ bà đến cho ta". Họ nói với vị ấy "thưa ngài, cây đàn tỳ bà được làm thành từ nhiều bộ phận khác nhau như bầu đàn, da đàn, cán đàn, khung đàn, dây đàn, cung đàn và nỗ lực của người chơi đàn, duyên hợp tất cả những điều đó tạo nên tiếng đàn tỳ bà. Tiếng đàn tỳ bà có được nhờ sự hợp thành của tất cả các bộ phận khác nhau này. Vị ấy bèn đập cây đàn tỳ bà vỡ thành trăm mảnh và chẻ ra thành từng mảnh nhỏ hơn, đem đốt thành tro, chất tro thành đống, rồi đem đống tro ấy ra trước làn gió mạnh hoặc thả trôi theo dòng nước xiết để tìm ra tiếng đàn tỳ bà. Sau khi làm việc ấy, vị ấy thốt lên "thật tồi tệ, đây là cây đàn tỳ bà chăng? Dẫu cho cây đàn tỳ bà có là gì đi nữa, thế giới này đã bị dẫn dắt đi lầm lạc, bị phóng dật bởi những điều như thế. Cũng vậy, khi một người quán sát Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức như thật có của nó một cách trí tuệ tỉnh giác thì nhận biết rằng không có cái gì là "Tôi, Tôi là và Của tôi".


Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhāya.



C. Thảo Luận

Nội dung của Pháp đàm hôm nay: (... biên soạn)

...

Câu Kinh trong phần "Học và Ghi nhớ":


...



D. Đố vui (... biên soạn)

...

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,


Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ ... thuyết giảng Câu Phật ngôn: "332. MI 283 - THỰC HÀNH CÁC PHÁP MÔN XỨNG ĐÁNG BẬC SA MÔN", chúng con kính thỉnh ĐĐ ... giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhāya.


Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Kính cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, kính chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhāya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhāya.