Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2007

BÀI GIẢNG CHO TUẦN LỄ

TỪ 27/08/07 ĐẾN 01/09/07


Thứ Hai: ĐĐ Huyền Vân - Bài 08. Tán Thán (Tăng Chi Bộ)
Thứ Ba: TT Tuệ Siêu - Bài 09. Hướng Đi (Tăng Chi Bộ)
Thứ Tư: ĐĐ Lá Bối - Bài 02.
Tinh Cần (Tăng Chi Bộ)
Thứ Năm: ĐĐ Tuệ Quyền - Bài 01.
Bốn Công Ðức của Người Cư Sĩ (Tăng Chi Bộ)
Thứ Sáu: ĐĐ Pháp Đăng - Bài 06.
Bất khả tư nghì (Tăng Chi Bộ)
Thứ Bảy: ĐĐ Pháp Tân - Bài 07.
Buôn Bán (Tăng Chi Bộ)

1

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Bốn Công Ðức của Người Cư Sĩ

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0712.htm

1. Rồi gia chủ Anāthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anāthapindika đang ngồi một bên:

2. - Có bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn ?
"Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp". Ðây là pháp thứ nhất, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. "Tài sản đã được đúng pháp, mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy". Ðây là pháp thứ hai, khả lạc ... khó được ở đời. "Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, mong rằng ta sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài". Ðây là pháp thứ ba, khả lạc ... khó được ở đời. "Tài sản đã được đúng pháp, tiếng tốt đã được đồn về ta, cùng với bà con, và các bậc Thầy, sau khi được sống lâu, hộ trì thọ mạng kéo dài, mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này". Ðây là pháp thứ tư, khả lạc ... khó được ở đời.

Bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó tìm được ở đời.

3. Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn ?

Ðầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.

4. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ lòng tin ? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: Vị này là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ lòng tin.

5. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ giới ? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh ... từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ giới.

6. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ bố thí ? Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử sống ở gia đình, tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích san sẻ vật bố thí. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ bố thí.

7. Và này Gia chủ, thế nào là đầy đủ trí tuệ ? Này Gia chủ, sống với tâm bị dục tham chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm. Do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc. Này Gia chủ, sống với tâm vị sân hận chinh phục ... sống với tâm bị hôn trầm thụy miên chinh phục ... sống với tâm bị trạo hối chinh phục ... sống với tâm bị nghi chinh phục, làm việc không nên làm, không làm việc nên làm; do làm việc không nên làm, không làm việc nên làm, vị ấy rời khỏi danh tiếng và an lạc.

8. Này Gia chủ, Thánh đệ tử ấy, sau khi biết được dục tham là uế nhiễm của tâm, từ bỏ dục tham, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được sân hận là uế nhiễm của tâm, từ bỏ sân hận, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được hôn trầm thụy miên là uế nhiễm của tâm, từ bỏ hôn trầm thụy miên, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được trạo hối là uế nhiễm của tâm, từ bỏ trạo hối, uế nhiễm của tâm; sau khi biết được nghi là uế nhiễm của tâm, từ bỏ nghi, uế nhiễm của tâm; này Gia chủ, đây gọi là vị Thánh đệ tử có đại trí tuệ, có trí tuệ rộng lớn, bước vào giới vức minh kiến, đầy đủ trí tuệ. Ðây gọi là đầy đủ trí tuệ.

Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp này đưa đến chứng được những pháp ấy.

9. Vị Thánh đệ tử ấy, này Gia chủ, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra, đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp, là người đã làm bốn hành động. Thế nào là bốn ?

10. Ở đây, này Gia chủ, Thánh đệ tử, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp, tự làm mình an lạc, hoan hỷ, chơn chánh đem lại an lạc; giúp cha mẹ được an lạc hoan hỷ, chơn chánh đem lại an lạc; giúp vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ, chơn chánh đem lại an lạc; giúp bạn bè thân hữu được an lạc hoan hỷ, là người chơn chánh đem lại an lạc. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ nhất, vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.

11. Lại nữa, này Gia chủ, Thánh đệ tử, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp, với tài sản ấy, tự làm cho mình được an toàn, chống lại những tai họa từ lửa đến, từ nước đến, từ vua đến, từ ăn trộm đến, từ các thừa tự thù nghịch đến. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ hai vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.

12. Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử với tài sản ... thâu hoạch đúng pháp. Với tài sản ấy, vị ấy tổ chức năm loại lễ hiến cúng; hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ ba vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.

13. Lại nữa, này Gia chủ, Thánh đệ tử với tài sản ... thâu hoạch đúng pháp, đối với những vị Sa-môn, Bà-la-môn sống từ bỏ kiêu mạn, phóng dật, an trú trên nhẫn nhục, nhu hòa, an tịnh tự mình, nhiếp phục tự mình, làm lắng dịu tự mình; đối với những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy, vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, thuộc về cõi Trời, đem đến quả lạc dị thục, đưa đến Thiên giới. Này Gia chủ, đây là trường hợp thứ tư vị ấy đi đến được, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.

14. Vị Thánh đệ tử ấy, này Gia chủ, với tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp; với tài sản ấy, vị ấy là người đã làm được bốn hành động này. Nếu tài sản của ai, này Gia chủ, được tiêu dùng không đúng với bốn hành động này, những tài sản này được gọi là tài sản đi đến không lợi ích, đi đến không thành đạt, đạt được sự hưởng thọ không đúng phương xứ. Nếu những tài sản của ai, này Gia chủ, được tiêu dùng với bốn hành động này, những tài sản này được gọi là những tài sản đi đến lợi ích, đi đến thành đạt, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.

Tài sản ta thọ hưởng,
Gia nhân được nuôi dưỡng,
Chính nhờ các tài sản,
Do ta tránh tai họa,
Ta cúng dường tối thượng,
Làm năm loại hiến vật,
Hộ trì bậc trì giới,
Bậc tự điều, Phạm hạnh,
Mục đích gì bậc trí,
Trú nhà, cầu tài sản,
Mục đích ấy Ta đạt,
Ðược làm không hối hận.
Người nào nhớ nghĩ vậy,
An trú trên Thánh pháp,
Ðời này được tán thán,
Ðời sau được hoan hỷ,
Trên cảnh giới chư Thiên.



2

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Tinh Cần


1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn tinh cần này, thế nào là bốn ?

Tinh cần chế ngự, tinh cần đoạn tận, tinh cần tu tập, tinh cần hộ trì.

2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần chế ngự ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần chế ngự.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần đoạn tận ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích đoạn tận các ác bất thiện pháp, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần đoạn tận.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần tu tập ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích làm cho sanh khởi các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần tu tập.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tinh cần hộ trì ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần hộ trì.

Này các Tỷ-kheo, có bốn loại tinh cần này.

Chế ngự và đoạn tận,
Tu tập và hộ trì,
Bốn loại tinh cần này,
Ðược bà con mặt trời,
Ðược đức Phật thuyết giảng.
Ở đây vị Tỷ-kheo,
Với bốn tinh cần này,
Nhiệt tâm và nỗ lực.
Ðạt được khổ đoạn diệt.



3

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Phi Pháp

1. - Khi nào, này các Tỷ-kheo, các vua phi pháp có mặt, khi ấy, các đại thần phi pháp của vua có mặt. Khi nào các đại thần phi pháp của vua có mặt, khi ấy các Bà-la-môn gia chủ phi pháp có mặt. Khi nào các Bà-la-môn gia chủ phi pháp có mặt, khi ấy dân chúng thị thành và dân chúng các làng trở thành phi pháp. Khi nào dân chúng thị thành và ở các làng là phi pháp, khi ấy mặt trăng, mặt trời đi sai quỹ đạo. Khi nào mặt trăng, mặt trời đi sai quỹ đạo, khi ấy các dãy ngân hà, các loại sao đi sai quỹ đạo. Khi nào các dãy ngân hà, các loại sao đi sai quỹ đạo, khi ấy ngày đêm đi sai quỹ đạo. Khi nào ngày đêm đi sai quỹ đạo, khi ấy tháng và nửa tháng đi sai quỹ đạo. Khi nào tháng và nửa tháng đi sai quỹ đạo, khi ấy thời tiết và năm đi sai quỹ đạo. Khi nào thời tiết và năm đi sai quỹ đạo, khi ấy gió thổi sai lạc trái mùa. Khi nào gió thổi sai lạc trái mùa, khi ấy chư Thiên bực mình. Khi nào chư Thiên bực mình, khi ấy trời mưa không có điều hòa. Khi nào trời mưa không có điều hòa, khi ấy lúa chín trái mùa. Này các Tỷ-kheo, khi nào lúa chín trái mùa, khi ấy các loài Người nuôi sống với loại lúa ấy, thì thọ mạng sẽ ngắn, dung sắc xấu, yếu sức và nhiều bệnh.

2. Khi nào, này các Tỷ-kheo, các vua đúng pháp có mặt, thì khi ấy các vị đại thần đúng pháp của vua có mặt. Khi nào các vị đại thần đúng pháp của vua có mặt, khi ấy các Bà-la-môn gia chủ đúng pháp có mặt. Khi nào các Bà-la-môn gia chủ đúng pháp có mặt, khi ấy dân chúng thị thành và dân chúng các làng trở thành đúng pháp. Khi nào dân chúng thị thành và ở các làng là đúng pháp, khi ấy mặt trăng, mặt trời đi đúng quỹ đạo. Khi nào mặt trăng, mặt trời đi đúng quỹ đạo, khi ấy các dãy ngân hà, các loại sao đi đúng quỹ đạo. Khi nào các dãy ngân hà, các loại sao đi đúng quỹ đạo, khi ấy ngày đêm đi đúng quỹ đạo. Khi nào ngày đêm đi đúng quỹ đạo, khi ấy tháng và nửa tháng đi đúng quỹ đạo. Khi nào tháng và nửa tháng đi đúng quỹ đạo, khi ấy thời tiết và năm đi đúng quỹ đạo. Khi nào thời tiết và năm đi đúng quỹ đạo, khi ấy gió thổi đúng mùa. Khi nào gió thổi đúng mùa, khi ấy chư Thiên hoan hỉ. Khi nào chư Thiên hoan hỉ, khi ấy trời mưa điều hòa. Khi nào trời trở mưa điều hòa, khi ấy, lúa chín đúng mùa. Này các Tỷ-kheo, khi nào lúa chín đúng mùa, khi ấy loài Người nuôi sống với loại lúa ấy, thọ mạng sẽ lâu dài, dung sắc đẹp đẽ, có sức mạnh và không có nhiều bệnh.

Khi đàn bò lội sông,
Ðầu đàn đi sai lạc,
Cả đàn đều đi sai,
Vì hướng dẫn sai lạc.
Cũng vậy, trong loài Người,
Vị được xem tối thắng,
Nếu sở hành phi pháp,
Còn nói gì người khác,
Cả nước bị đau khổ,
Nếu vua sống phi pháp.

Khi đàn bò lội sông,
Ðầu đàn đi đúng hướng,
Cả đàn đều đúng hướng,
Vì hướng dẫn đúng đường.
Cũng vậy trong loài Người,
Vị được xem tối thắng,
Nếu sở hành đúng pháp,
Còn nói gì người khác,
Cả nước được an vui,
Nếu vua sống đúng pháp
.


4

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Bậc Chân Nhân

1. - Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, không phải bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, nói lên lời không tán thán người khác; còn nói gì nếu được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán người khác, đầy đủ toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cẩn phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời tán thán người khác; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán người khác, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này không phải Chân nhân.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải Chân nhân là người dầu được hỏi, không nói lên lời không tán thán về mình; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, thời dè dặt và ngập ngừng, vị này nói lên lời không tán thán về mình, không đầy đủ, không toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu, vị này không phải Chân nhân.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, không phải là Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán về mình; còn nói gì nếu được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị này nói lên lời tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu vị này không phải Chân nhân.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân.

5. Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân. Thế nào là bốn ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu có được hỏi, không nói lên lời không tán thán người khác; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nhưng nếu được hỏi, và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy không nói lên lời tán thán người khác. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán người khác; còn nói gì nếu được hỏi.

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lời tán thán người khác, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là Người, nếu không được hỏi, vẫn nói lên lời không tán thán về mình; còn nói gì nếu được hỏi!

Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân dầu có được hỏi cũng không nói lên lời tán thán về mình; còn nói gì nếu không được hỏi!

Nếu được hỏi và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán về mình, không đầy đủ; không toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân.


5

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Sự Tối Thượng

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này. Thế nào là bốn ? Giới tối thượng, Ðịnh tối thượng, Tuệ tối thượng, Giải thoát tối thượng. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này.

2. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này. Thế nào là bốn ? Sắc tối thượng, thọ tối thượng, tưởng tối thượng, hữu tối thượng. Này các Tỷ-kheo, có bốn sự tối thượng này.


6

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Bất khả tư nghì


- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn ? Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ ... thống khổ. Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến ... thống khổ. Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.


7

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Buôn Bán


1. Rồi Tôn giả Sārīputta ... ngồi một bên, Tôn giả Sārīputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, đi đến thất bại ? Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có hạng người, do buôn bán như vậy, không thành tựu được như ý muốn ? Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, thành tựu được như ý muốn ? Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người do buôn bán như vậy, lại được thành tựu ngoài ý muốn ?

2. - Ở đây, này Sārīputta, có hạng người đi đến vị Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa hẹn như sau: "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", nhưng người ấy không cho như đã được hứa. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán đi đến chỗ thất bại.

3. Ở đây, này Sārīputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như: "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", nhưng người ấy không cho như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán ấy không đi đến thành tựu như ý muốn.

4. Ở đây, này Sārīputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như sau: "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ". Và người ấy cho như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung, đi đến chỗ này, dầu cho người ấy có buôn bán gì, buôn bán ấy đi đến thành tựu như ý muốn.

5. Ở đây, này Sārīputta, có hạng người đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn và hứa như sau: "Thưa Tôn giả, hãy nói lên điều Tôn giả cần giúp đỡ", và người ấy cho hơn như đã quyết định muốn cho. Nếu từ chỗ đấy mạng chung đi đến chỗ này, dầu người ấy có buôn bán gì, buôn bán như vậy được thành tựu ngoài ý muốn.

Này Sārīputta, đây là nhân, đây là duyên, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy đi đến thất bại. Ðây là nhân, đây là duyên, này Sārīputta, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy, không thành tựu được như ý muốn. Ðây là nhân, đây là duyên, này Sārīputta, ở đây, có hạng người, do buôn bán như vậy, thành tựu được như ý muốn. Ðây là nhân, đây là duyên, này Sārīputta, ở đây, có hạng người do buôn bán như vậy được thành tựu ngoài ý muốn.


8

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Tán Thán


1. - Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn ?

Không suy tư, không thẩm sát, tán thán người không xứng đáng được tán thán; không suy tư, không thẩm sát, không tán thán người xứng đáng được tán thánh; không suy tư, không thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ không đáng tin tưởng; không suy tư, không thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.

2. Thành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.

Có suy tư, có thẩm sát, không tán thán người không xứng đáng được tán thán; có suy tư, có thẩm sát, tán thán người xứng đáng được tán thán; có suy tư, có thẩm sát, tự cảm thấy không tin tưởng đối với những chỗ không xứng đáng được tin tưởng; có suy tư, có thẩm sát, tự cảm thấy tin tưởng đối với những chỗ đáng tin tưởng.

Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên cõi Trời.


9

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Hướng Đi



1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn ?

Sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối; sống trong bóng tối, hướng đến ánh sáng; sống trong ánh sáng, hướng đến bóng tối; sống trong ánh sáng, hướng đến ánh sáng.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sống trong bóng tối, hướng đến bóng tối ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người được sanh trong một gia đình hạ tiện, gia đình một người đổ phân, hay gia đình một người thợ săn, đan rỗ, hay gia đình người đan tre, làm bẫy sập, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong một gia đình một người nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó tìm cho được đồ ăn, đồ mặc. Và người ấy lại xấu xí, khó ngó, còm lưng, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, quẹo tay bại chân, hay đi khấp khểnh, hay nửa thân tê liệt, không có được đồ ăn, đồ uống, đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ năm, chỗ ở hay đèn. Người ấy sống với thân làm ác, sống với miệng nói ác, sống với ý nghĩ ác. Sau khi sống với thân làm ác, với miệng nói ác, với ý nghĩ ác, khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người trong bóng tối hướng đến bóng tối.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người được sanh trong một gia đình hạ liệt ... chỗ nằm, chỗ ở hay đèn. Người ấy sống với thân làm lành, sống với miệng nói lành, sống với ý nghĩ lành. Sau khi sống với thân làm lành, với miệng nói lành, với ý nghĩ lành, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi trời, cõi đời này. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được sanh trong một gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ giàu có, hay trong gia đình Bà-la-môn giàu có, hay trong gia đình gia chủ giàu có, phú hào có tài sản lớn, có của cải lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, nhiều tiền của, ngũ cốc. Người ấy lại đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, xinh xắn. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Do thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này các Tỷ-kheo, như vậy là hạng người sống trong ánh sáng hướng đến bóng tối.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người sống trong ánh sáng hướng đến ánh sáng ?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sanh ra trong gia đình cao quý, trong gia đình Sát-đế-lỵ giàu có, hay trong gia đình Bà-la-môn giàu có, hay trong gia đình gia chủ giàu có, phú hào có tài sản lớn, có của cải lớn, có nhiều vàng và bạc, có nhiều tài sản, vật dụng, có nhiều tiền của, ngũ cốc. Và người ấy đẹp trai, dễ nhìn, dễ thương, với màu da tuyệt đẹp, xinh xắn. Người ấy lại nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ trú, đèn đuốc. Người ấy, thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành. Do thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành, người ấy khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi lành, cõi trời, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, như vậy là người sống trong ánh sáng hướng đến ánh sáng
.


10

Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya

Giáo Hóa

1. Rồi Kesi, người đánh xe điều phục ngựa đi đến Thế tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế tôn nói với Kesi, người đánh xe điều phục ngựa đang ngồi một bên:

2. - Này Kesi, Ông là người đánh xe điều phục ngựa, có chế ngự. Và này Kesi, Ông nhiếp phục ngựa như thế nào ?

- Bạch Thế tôn, con nhiếp phục ngựa đáng được điều phục với lời nói mềm mỏng; con nhiếp phục ngựa đáng được điều phục với lời thô ác; con nhiếp phục ngựa đáng được điều phục với lời nói mềm mỏng và thô ác.

- Này Kesi, nếu con ngựa đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói thô ác, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và thô ác, thời Ông làm gì với con ngựa ấy ?

- Bạch Thế tôn, nếu con ngựa đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói thô ác, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và thô ác của con, thời bạch Thế tôn, con giết nó. Vì sao ? Vì mong rằng nó không làm mất danh dự cho gia đình thầy của con! Nhưng bạch Thế tôn, Thế tôn là bậc Vô thượng, đánh xe điều ngự những ai đáng được điều ngự, như thế nào Thế tôn nhiếp phục những ai đáng được điều phục ?

3 - Này Kesi, Ta nhiếp phục người đáng được nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, Ta nhiếp phục với lời nói cứng rắn, Ta nhiếp phục với lời nói vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn.

Tại đây, này Kesi, đây là với lời nói mềm mỏng: Ðây là thân làm thiện, đây là quả báo thân làm thiện. Ðây là lời nói thiện, đây là quả báo lời nói thiện. Ðây là ý nghĩ thiện, đây là quả báo ý nghĩ thiện, Ðây là chư Thiên. Ðây là loài Người.

Tại đây, này Kesi, đây là với lời nói cứng rắn: Ðây là thân làm ác, đây là quả báo thân làm ác. Ðây là lời nói ác, đây là quả báo lời nói ác. Ðây là ý nghĩ ác, đây là quả báo ý nghĩ ác. Ðây là địa ngục. Ðây là loài bàng sanh. Ðây là loại ngạ quỷ.

Tại đây, này Kesi, đây là lời nói vừa mềm mỏng vừa cứng rắn: Ðây là thân làm thiện, đây là quả báo thân làm thiện. Ðây là thân làm ác, đây là quả báo thân làm ác. Ðây là lời nói thiện, đây là quả báo lời nói thiện. Ðây là lời nói ác, đây là quả báo lời nói ác. Ðây là ý nghĩ thiện, đây là quả báo ý nghĩ thiện. Ðây là ý nghĩ ác, đây là quả báo ý nghĩ ác. Ðây là chư Thiên. Ðây là loài Người. Ðây là địa ngục. Ðây là loài bàng sanh. Ðây là ngạ quỷ.

- Bạch Thế tôn, nếu người đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng của Thế tôn, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và cứng rắn, thời Thế tôn làm gì với người ấy ?

- Này Kesi, nếu người đáng được điều phục không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng của Ta, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói vừa mềm mỏng vừa cứng rắn, này Kesi, thời Ta giết hại người ấy!

4. - Nhưng bạch Thế tôn, sát sanh không xứng đáng với Thế tôn. Tuy vậy, Thế tôn nói: "Này Kesi, Ta giết hại người ấy".

- Thấy vậy, này Kesi, sát sanh không xứng đáng với Như Lai. Nhưng người đáng được điều phục ấy không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng, không chịu nhiếp phục với lời nói cứng rắn, không chịu nhiếp phục với lời nói mềm mỏng và cứng rắn, Như Lai nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Và các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng người ấy không xứng đáng để được nói đến, để được giáo giới. Bị giết hại, này Kesi là con người này, trong giới luật của bậc Thánh, bị Như Lai nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới.

- Bạch Thế tôn, người ấy bị bậc Thiện Thệ giết hại là người nào bị Như Lai nghĩ rằng không xứng đáng được nói đến, không xứng đáng được giáo giới, bị các vị đồng Phạm hạnh có trí nghĩ rằng không đáng được nói đến, không đáng được giáo giới. Thật vi diệu thay, bạch Thế tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế tôn! ... bắt đầu từ nay, mong Thế tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.


Nhật Hành

Ngày: 31 tháng 08 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Đăng

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Bích Thu

Môn học:

Bài học: Bài kinh "Bất khả tư nghì" trong (Kinh Tăng Chi)


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Vo Thuong09, TN Nhu Nguyen, Dieu Nghiem (tin tức), Sangkhaly, và các Ops.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Tinh Tan, Bich Thu.

Người mở nhạc và kinh tụng: Tinh Tan, Bich Thu.

Người hoán chuyển bài và làm banner cho Room: TN Nhu Nguyen.

Người post bài cho Room: NguonDucHanh, Mi Yoen (Các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: TN Nhu Nguyen, Bich Thu.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Thứ Sáu của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Sáu, ngày 31 tháng 08 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng Bài kinh "Bất khả tư nghì" trong Kinh Tăng Chi, với sự điều hợp của NS Liễu Pháp / TT Giác Đẳng. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Bất khả tư nghì

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya)
____________

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Hạt Cát biên soạn)

(VII) (77) Không Thể Nghĩ Ðược

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn? Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ. Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ. Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Pháp Đăng từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0712.htm


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay:

1. "Bất khả tư nghì" là điều không thể biết ? hay không thể biết hết ? hay không nên biết ?

2. Cố gắng suy nghĩ về điều bất khả tư nghì sẽ dẫn đến đâu ?

3. Sự khao khát thỏa mãn tri thức có thể mãnh liệt như sự khao khát dục lạc không ?

4. Có những trường hợp như Đại phạm thiên Sahampatti biết được tâm của Đức Phật. Vậy thì phải chăng tha tâm thông của phàm nhân cũng biết được tâm của những bậc vô lậu giải thoát ?

5. Thế nào là thái độ "vừa phải" trong sự tìm tòi, suy nghiệm của người tu tập đối với những đề tài đề cập trong bài học hôm nay ?



D. Đố vui

1. "Bất khả tư nghì" được nói đến trong bài học hôm nay nói một cách chính xác thì mang ý nghĩa nào dưới đây:

a. Không thể nghĩ bàn.
b. Không nên nghĩ bàn.
c. Không thể nghĩ bàn đến chỗ tận cùng.
d. Không thể nghĩ bàn với phàm nhân.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Pháp Tân thuyết giảng Bài kinh "Buôn Bán" trong Kinh Tăng Chi, chúng con kính thỉnh NS Liễu Pháp giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhaya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1531 NEW (Minh Châu dịch)

Thái Lan: phản ứng của

chư tăng Phật tử trước đạo luật mới

The Nation, ngày 28 tháng 8, 2007

Bangkok, Thái Lan -- Hội đồng Giáo phẩm và các nhóm luật sư biện hộ cho Phật giáo ngày hôm qua đã tuyên bố sẽ chung sức nhau trong chiến dịch chống lại một đạo luật của chính phủ nhằm ‘đề xướng xu hướng đạo đức’ trong xã hội, họ cho rằng đạo luật này sẽ đưa đến việc thành lập một tôn giáo mới.

Phra Thamma Kitti Maythee, phát ngôn viên của hội đồng, nói rằng đạo luật này đã xem nhẹ những tác dụng và giá trị đạo đức trong tất cả các tôn giáo lớn tại Thái Lan, mà lại đề xướng những phương pháp thực hành riêng và những định nghĩa mới về đạo đức.

Sư nói rằng Đạo luật đề xướng Đạo đức, được Bộ Phát triển Xã hội và Nhân sinh đề ra, sẽ tác động không nhỏ đến Phật giáo và tất cả các đạo giáo khác, đồng thời vi phạm Điều 79 trong bản Hiến pháp vừa mới có hiệu lực. ‘Chính phủ phải nên khuyến khích, yểm trợ việc xiển dương các tôn giáo sẵn có và tác dụng của chúng, thay vì thúc đẩy đạo luật mới này’.

Ông Thongchai Kuasakul, lãnh đạo hệ thống các tổ chức Phật giáo, cho rằng đạo luật này là một cố gắng để thành lập một tôn giáo mới và giáo đồ mới. Ông cũng thắc mắc về tư cách khả năng của các thành viên, của cái gọi là hội đồng quốc gia trong việc thẩm xét những định nghĩa về đạo đức. ‘Những người này là ai ? Trí tuệ của họ ra sao ? Liệu các tu sĩ Phật giáo, các giáo sĩ Cơ Đốc giáo và Hồi giáo sẽ phải thay đổi phương cách truyền đạo và tuân theo các giá trị đạo đức mới do những người này lập ra hay không ?’.

Phra Wisutthi Phattara Thada, một phó chủ nhiệm của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, nói rằng chính phủ chỉ cần tuân theo Điều 79 bằng cách xiển dương và yểm trợ tất cả các tôn giáo sẵn có tại Thái Lan - nhất là Phật Giáo.

-----------------------------------------------------------------------------

No. 1532 NEW (Hạt Cát dịch)

Điêu khắc Phật Giáo từ thế kỷ 12

được phát hiện trong hang động ở Nam Dưong

The Associated Press
Published: August 29, 2007

JAKARTA, Indonesia -- Một hang động được dùng làm nơi hành thiền của tu sĩ Phật Giáo trong thế kỷ thứ 12 chứa đựng những tác phẩm điêu khắc miêu tả hành trình hoằng hóa của đức Phật trước đây chưa từng được khám phá, một lãnh đạo Phật Giáo nói như trên hôm thứ Tư.

Hang động kéo dài - một gợi nhớ về quá khứ rực rỡ của Phật Giáo trên một quốc gia Hồi Giáo đông dân nhất nhì thế giới - được khám phá hơn hai thập niên trước gần ngôi làng Jireg ở phía đông tỉnh Java.

Nhưng nó đã không được xúc tiến phát triển khám phá thêm vì địa điểm hẻo lánh khó đi tới của nó, theo như lời của Ngài Dhamma Subho Mahathera thuộc Giáo hội Tăng Già Theravada Namn Dương - một giáo hội Phật Giáo lớn nhất Nam Dương, người đã thăm viếng khu vực hôm 12 tháng 08 vừa qua

"Theo như hiểu biết của tôi thì đây là hang động Phật Giáo duy nhất trên thế giới để cho chư Tăng hành thiền".

Những tác phẩm điêu khắc gồm có các bức tượng của một con voi, con bò, con khỉ và một đóa sen - Biểu tượng hòa bình của Phật Giáo.

Nam Dương cũng có ngôi chùa Borobudur ở trung tâm Java được xây dựng hơn 1,100 năm trước - ba thế kỷ truớc khi Hồi giáo kéo tới - là một nơi thờ phượng Đức Phật và cũng là một nơi để hành hương. Nó đã được tổ chức UNESCO xếp vào danh sách Di Sản Thế Giới vào năm 1980.

Ngài Trưởng Lão nói các hang động Phật Giáo cũng được phát hiện ở Tích Lan và Ấn Độ, nhưng các hang động kia không có những bức họa miêu tả tình trạng hành thiền Phật giáo.

Giáo lý Phật Giáo dạy rằng chánh tri kiến và tự điều phục tâm qua hành thiền có thể đưa con người đến trạng thái niết bàn - một trạng thái tâm linh an bình tĩnh lặng và giải thoát khỏi tham dục, uế nhiễm.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2007


Nhật Hành

Ngày: 30 tháng 08 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Tuệ Quyền

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Anitya

Môn học:

Bài học: Bài kinh "Bốn Công Ðức của Người Cư Sĩ" trong (Kinh Tăng Chi)

Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nhu Khanh, Vo Thuong09, Tinh Tan, Vo Bat Phi, Sangkhaly và Quý Ops.
http://www.phapluan.net/ &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Nguon Duc Hanh / Anitya.

Người mở nhạc và kinh tụng: Nguon Duc Hanh / Anitya.

Người hoán chuyển bài, cho dấu điểm chính, thảo luận, câu đố và làm banner cho Room: Nguon Duc Hanh / TN Nhu Nguyen / Bich Thu (đk).

Người post bài và clean room: Tinh Tan / Nhu Khanh.

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Nhu Khanh, Tinh Tan.

Trực room (op): Nguon Duc Hanh, Bich Thu và quý Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Thứ Năm của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Năm, ngày 30 tháng 08 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Bài kinh "Bốn Công Ðức của Người Cư Sĩ" trong Kinh Tăng Chi, với sự điều hợp của NS Liễu Pháp / TT Tuệ Siêu. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Bốn Công Ðức của Người Cư Sĩ

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya)
____________

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Hạt Cát biên soạn)

Bài Kinh này Đức Phật giảng dạy cho ông Trưởng Giả Cấp Cô Độc về bốn pháp phải hành trì để đạt được bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó có được ở đời.

Bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý khó có được ở đời là:

1- Có tài sản sung túc đúng pháp.

2- Có danh tiếng tốt đẹp cùng với thân thích và các bậc Thầy.

3- Được sống lâu, thọ mạng được kéo dài.

4- Sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên cõi trời, cõi thiện thú, cõi đời này.

Bốn pháp phải hành trì để đạt được bốn pháp khó được ở đời là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ.

- Đầy đủ lòng tin có nghĩa là vị Thánh đệ tử có lòng tin tưởng ở sự giác ngộ của Đức Phật, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

- Đầy đủ giới có nghĩa là vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cắp, nói dối, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu v.v...

- Đầy đủ bố thí có nghĩa là vị Thánh đệ tử tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng, vui thích san sẻ, bố thí.

- Đầy đủ trí tuệ có nghĩa là Thánh đệ tử ấy từ bỏ các uế nhiễm của tâm như dục tham, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo hối, hoài nghi v.v...

Đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp này đưa đến chứng được những pháp ấy.

Lại nữa, Đức Phật dạy có bốn hành động, nếu những tài sản của ai được tiêu dùng với bốn hành động này, những tài sản này được gọi là những tài sản đi đến lợi ích, đi đến thành đạt, đạt được sự hưởng thọ đúng phương xứ.

Một là với tài sản thu hoạch đúng pháp, vị ấy giúp cha mẹ, vợ con, công nhân, bạn bè, thân hữu v.v... được an lạc hoan hỷ.

Hai là với tài sản thu hoạch được đúng pháp vị ấy tự làm cho mình được an toàn, chống lại những tai họa từ lửa đến, từ nước đến, từ vua đến, từ ăn trộm đến, từ các thừa tự thù nghịch đến.

Ba là với tài sản thu hoạch được đúng pháp, vị ấy tổ chức năm loại lễ hiến cúng; hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên.

Bốn là với tài sản thu hoạch được đúng pháp, đối với những vị Sa-môn, Bà-la-môn thanh tịnh, vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, thuộc về cõi Trời, đem đến quả lạc dị thục, đưa đến Thiên giới.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Tuệ Quyền từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0712.htm


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay:

...



D. Đố vui

1. Có câu tục ngữ "Của người bồ tát, của mình lạt buộc". Bồ tát ở đây nghĩa là gì ?

a. Một vị đang tu tập đi trên con đường giải thoát.
b. Lòng rộng lượng, bao dung.
c. Đức tánh từ bi hỷ xả.
d. Sự chi dụng thoải mái.

2. Câu tục ngữ: "Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" ý nói:

a. Con người nên thích nghi với hoàn cảnh.
b. Con người bị chi phối bởi hoàn cảnh.
c. Bản tánh con người là bất định.
d. Cả ba câu trên đều đúng.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Pháp Đăng thuyết giảng Bài kinh "Bất khả tư nghì" trong Kinh Tăng Chi, chúng con kính thỉnh NS Liễu Pháp giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhaya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2007


Nhật Hành

Ngày: 29 tháng 08 năm 2007

Giảng Sư: ĐĐ Lá Bối

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Tinh Tấn

Môn học:

Bài học: Bài kinh "Tinh Cần" trong (Kinh Tăng Chi)


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Nguon Duc Hanh, Bich Thu, Vo Bat Phi, Duong Tieu. (tin tức),
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Bich Thu (các Ops đk).

Người mở nhạc và kinh tụng: Bich Thu (các Ops đk).

Người hoán chuyển bài cho Room: Lang Gia Nguyet.

Người post bài cho Room: Bich Thu / Nguon Duc Hanh (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Bich Thu / Nguon Duc Hanh (các Ops đk).

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.
Bài Đọc ngày Thứ Tư của MC

Phần I: Lễ Tam Bảo, Phần này đọc sau khi dứt kinh tụng


Namo Buddhaya
Con ............. (................ điền khuyết) thành kính đảnh lễ Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thân chào tất cả quí vị hiện diện. Hôm nay Thứ Tư, ngày 29 tháng 08 năm 2007 Phật lịch 2551. Ðây là chương trình Phật Học trực tiếp thực hiện trên Paltalk mỗi ngày, giờ VN nhằm 7:30 đến 10:00 tối, giờ Houston 7:30 đến 10:00 sáng, giờ NY từ 8:30 đến 11:00 sáng, giờ Cali 5:30 đến 8:00 sáng, giờ Paris 2:30 đến 5:00 chiều, giờ Sydney 10:30 tối đến 1:00 sáng.

Kính thưa quý vị hôm nay lớp học do ĐĐ Lá Bối thuyết giảng Bài kinh "Tinh Cần" trong Kinh Tăng Chi, với sự điều hợp của NS Liễu Pháp / TT Tuệ Siêu. Chúng ta sẽ có chương trình tiếp theo là Chư Tăng thảo luận, Câu đố và kết thúc với bản tin Phật Giáo.

Mở đầu chương trình xin tất cả chúng ta trang nghiêm tam nghiệp đảnh lễ Tam Bảo.

Chúng con xin kính thỉnh Đại Đức Minh Hạnh đọc kinh Lễ Tam Bảo hôm nay. Namo Buddhaya.

(Đại Đức Minh Hạnh)

Nhất tâm đảnh lễ Ðức Như Lai bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Ðiều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Nhất tâm đảnh lễ Chánh Pháp do Phật thiện thuyết, thiết thực hiện tiền, vượt ngoài thời gian, đến để chứng nghiệm, hiệu năng hướng thượng, trí giả thân chứng.

Nhất tâm đảnh lễ Chư Tăng đệ tử Thế Tôn bậc diệu hạnh, trực hạnh, như lý hạnh, chân chánh hạnh, gồm bốn đôi tám vị, đáng nhận lễ phẩm, tặng phẩm, tế phẩm, kính lễ, là phước điền vô thượng trong đời.

Nguyện cầu uy đức Phật Bảo
Nguyện cầu uy đức Pháp Bảo
Nguyện cầu uy đức Tăng Bảo
Xin Tam Bảo gia hộ
Ngăn ngừa mọi tai ương
Những hiện tượng bất tường
Những mộng mị xấu xa
Những nghịch duyên trở ngại
Thảy đều mau tan biến
Nguyện muôn loài chúng sanh
Người khổ xin hết khổ
Người sợ hết sợ hãi
Người sầu hết sầu bi
Biết cho với niềm tin
Biết hộ trì giới hạnh
Biết lạc trú trong thiền
Chư thiên đã vân tập
Xin tùy hỷ phước lành
Ðược cát tường như ý
Rồi phản hồi thiên xứ
Chư Toàn Giác đại lực
Chư Ðộc Giác đại lực
Thinh Văn Giác đại lực
Nguyện tổng trì uy đức
Cầu phúc lành phát sanh (lạy)
*****************************
___________________________________________________

(Phần I (Tiếp theo): ............... (.............. điền khuyết) )

Kính tri ân Sư Minh Hạnh.
Kính bạch chư tôn đức
Kính thưa đại chúng

Bài Học hôm nay:


Tinh Cần

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya)
____________

Chúng con kính cung thỉnh NS Liễu Pháp từ bi dẫn nhập bài học hôm nay. Namo Buddhaya

Phần II:



A. Toát yếu bài kinh (Tinh Tấn biên soạn)

Đức Thế Tôn khuyên dạy chư tỳ kheo về bốn loại tinh cần: Tinh cần chế ngự, tinh cần đoạn tận, tinh cần tu tập, tinh cần hộ trì.

1- “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các ác bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần chế ngự”.

2- “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích đoạn tận các ác bất thiện pháp, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần đoạn tận”.

3- “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích làm cho sanh khởi các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần tu tập”.

4- “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có mù mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn cố gắng, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tinh cần hộ trì”.

“… Với bốn tinh cần này,
Nhiệt tâm và nỗ lực.
Ðạt được khổ đoạn diệt”.

Chúng con kính cung thỉnh ĐĐ Lá Bối từ bi thuyết giảng bài học hôm nay. Namo Buddhaya.



B. Xuất xứ và tên bài kinh

...

Trong Budsas:

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0712.htm


Nhân danh và địa danh

...



C. Thảo Luận

Những điểm chính của bài học hôm nay:

...

5 câu thảo luận cho bài học hôm nay:

...



D. Đố vui

1. Điều nào dưới đây được xem là "Tinh cần chế ngự" ?

a. Tri túc vật dụng.
b. Thu thúc các căn.
c. Nhẫn nại nghịch cảnh.
d. Gồm cả ba điều trên.

________________________________________

Phần III:
Hồi Hướng này đọc khi kết thúc phần đố vui và giảng sư mời Pt MC lên hoàn mãn buổi học. Giới thiệu bài học hôm sau / Hồi Hướng (Tri Chúng lên hồi hướng)

Kính Bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Ngày mai chúng ta sẽ được nghe ĐĐ Tuệ Quyền thuyết giảng Bài kinh "Bốn Công Ðức của Người Cư Sĩ" trong Kinh Tăng Chi, chúng con kính thỉnh NS Liễu Pháp giới thiệu bài học ngày mai. Namo Buddhaya.

Sadhu! Sadhu ! Lành Thay!
Con .......... thay mặt đại chúng trong room, chúng con kính tri ân Chư Tôn Đức đã mở lòng bi mẫn giảng dạy Phật pháp hữu ích cho chúng con, đã hướng dẫn, dìu dắt chúng con tiến bước trên hành trình tu tập hầu mong đem lại an lạc trong đời sống và hướng đến đạo quả giải thoát luân hồi. Cám ơn đại chúng đã lắng tâm thanh tịnh thính pháp. Kính cám ơn quý chủ nhiệm, Ops, xướng ngôn viên đã yểm trợ cho các phần hành trong lớp học được hoàn tất mỹ mãn. Chúng con kính chúc chư Tôn Đức thân tâm thường lạc, đạo hạnh trang nghiêm, tâm bồ đề viên đắc, Phật đạo chóng viên thành, chúc quý đạo hữu luôn an lạc cát tường trong chánh pháp nhiệm màu của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Để kết thúc chương trình xin chúng ta nhất tâm hồi hướng.

Nguyện công đức đã làm
Kết duyên lành giải thoát
Nguyện hồi hướng chư thiên
Hàng thiện thần hộ pháp
Nguyện các bậc hữu ân
Ðồng thừa tư công đức
Nguyện chánh pháp trường tồn
Chúng sanh cầu giải thoát
Namo Buddhaya

mở kinh tụng và nhạc, (đóng room)

Kính thưa đại chúng, chương trình sinh hoạt hôm nay đến đây đã kết thúc. Ban điều hành room Diệu Pháp xin phép được đóng room trong vài giây tới. Kính chào tạm biệt tất cả, xin hẹn gặp lại quý vị ngày mai trong giờ thường lệ. Namo Buddhaya.

No. 1530 NEW (Hạt Cát dịch)

Trung Quốc thiết lập hệ thống dự báo

để bảo vệ bích họa Phật Giáo

Đôn Hoàng, Cam Túc -- Aug. 28 (Xinhua). Các nhà khoa học đã thiết lập một hệ thống dự báo trong hầu hết các hang động quý giá Phật Giáo với hy vọng có thể bảo toàn những bức bích họa hàng thế kỷ từ ảnh hưởng nhiệt độ gia tăng, ẩm thấp và mật độ thán khí được mang tới bởi du khách.

Hệ thống dự báo, phát kiến hợp tác bởi Học viện Đôn Hoàng trụ sở đặt tại vùng Tây bắc tỉnh Cam Túc, và Đại Học Triết Giang, gồm có hàn thử biểu, máy đo độ ẩm và máy đo độ thán khí, Fan Jinshi, quản trị viên Học Viện Đôn Hoàng cho biết như trên.

"Khi một chỉ số trong bất cứ thiết bị nào lên tới mức báo động thì hệ thống sẽ phát ra tín hiệu và chúng tôi sẽ cho di tản du khách và đóng cửa khu vực cho đến khi lệnh báo động được bãi bỏ". Ông Fan nói thêm.

Các hoạt động thử nghiệm hệ thống đã bắt đầu áp dụng tại 10 hang động trong số 50 hang động mở cửa cho du khách viếng thăm.

Một con số trung bình từ 3,000 đến 5,000 du khách kéo đến thành phố sa mạc hằng ngày trong mùa cao điểm giữa tháng Năm đến tháng Mười để tham quan hàng ngàn bức bích họa và như thế họ đã thở ra một số lượng thán khí độc hại trong các hang động.

Những hệ thống thông hơi từ lâu đã có vấn đề với khoảng 85 % các hang động nhỏ hơn 25 mét vuông, và các nhà chuyên môn đã báo dộng rằng các bức họa có xuất xứ từ Thế Kỷ Thứ Tư đang mất dần màu sắc bởi ảnh hưởng của việc du khách kéo tới không giới hạn.

Để cho việc kiểm soát dễ dàng hơn, ông Li Ping, giám đốc bộ phận tiếp tân của Học Viện Đôn Hoàng khuyến khích du khách muốn tham quan Đôn Hoàng nên ghi danh trước qua mạng lưới trực tuyến tại trang nhà của Học Viện.

Thạch Quật Mạc Cao ở Đôn Hoàng, còn gọi là Thiên Phật Động, đã được cơ quan UNESCO xếp vào danh sách di sản thế giới hồi năm 1987

Tổng cộng có tất cả 735 hang động đã được tìm thấy và số bích họa trên tường chiếm một tổng số diện tích 45,000 mét vuông. Các hang động chứa tất cả 2,400 pho tượng Phật.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2007


Nhật Hành

Ngày: 28 tháng 08 năm 2007

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Giảng Sư Điền khuyết: ...

Tri chúng: PT Nguồn Đức Hạnh


Môn học:

Bài học: Bài kinh "Hướng Đi" trong (Kinh Tăng Chi)


Vị Tăng hoặc Ni nói lời cầu nguyện đầu lớp học: ĐĐ Minh Hạnh

Xướng ngôn viên: Gioi Huong, Tinh Tan, Bich Thu, Mi Yoen, Dieu Nghiem (tin tức), Vo Bat Phi, Sangkhaly và các Ops khác.
http://www.phapluan.net &
http://bandieuhanh.blogspot.com

Người mở room: Anitya / Nguon Duc Hanh.

Người mở nhạc và kinh tụng: Anitya / Nguon Duc Hanh.

Người hoán chuyển bài cho Room: Bich Thu / TN Nhu Nguyen (đk).

Người post bài cho Room: Thien Tam / Bich Thu (các Ops đk).

Người gửi bài riêng cho chư Tăng: Bich Thu, Thien Tam
.

Trực room (op): Các Ops.

Thông báo (nếu có): Chị Upekha bận xin nghỉ phép.